Chùa Ông Núi (hay còn gọi là Linh Phong Tự) có lịch sử gần 300 năm tuổi nằm ở thôn Phương Thi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn tầm 30km, hai bên đường đi là những rặng thông xanh ngút ngàn. Du lịch Quy Nhơn đừng bỏ lỡ địa điểm này.
Dấu tích về Ông Núi nay chỉ còn lại hang Tổ với vẻ đẹp hoang sơ, nằm trên lưng chừng một ngọn núi sau chùa. Ngày hội chùa Linh Phong đúng vào dịp đầu năm âm lịch, nên khách du lịch Quy Nhơn tháng 10 rất đông, cả đoạn đường ven biển của xã Cát Tiến chật như nêm.
Du lịch Quy Nhơn tháng 10 : Đôi nét về chùa Ông Núi
Năm 1990, chùa bắt đầu được xây cất lại sau khi bị bom đạn tàn phá. Mái lợp ngói ống, cổ lầu trên nóc gắn hình lưỡng long tranh châu, nạm sứ. Đôi cột trước điện hình song long cuộn. Tượng Phật cao 2,5m, đại hồng chung nặng 1,2 tấn, đều mới đúc tại chỗ bởi các nghệ nhân từ Huế và công việc tái thiết chùa diễn ra liên tục đến năm 2004 mới hoàn thành như ngày nay.
Chùa Ông Núi là di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia, đến nay đã qua 12 đời thừa kế. Hàng năm, lễ hội chùa Ông Núi vào dịp 24 và 25 tháng Giêng âm lịch – ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa. Trong dịp này, có hàng ngàn người dân trong tỉnh và du khách du lịch Quy Nhơn tháng 10 3N2Đ, Bình Định hành hương tạo thành suối người về viếng Phật. Mọi người đến hang Tổ để dâng hương ngưỡng vọng công đức của Ông Núi.
Để đến được cổng chùa Linh Phong, từ chỗ giữ xe dưới chân núi, du khách đi bộ trên con đường đất pha cát mịn màng và thoáng đãng. Sau đó, các bạn phải đi bộ qua hàng trăm bậc đá nằm trên các cung đường uốn lượn như rồng bay từ chân núi Bà lên, với độ cao hơn 100m. Từ đây, có thể nhìn dãy núi Bà hùng vĩ, oai nghiêm, cảnh làng quê thanh bình dưới chân núi, xa xa là toàn cảnh bán đảo Phương Mai, khu kinh tế Nhơn Hội bên đầm Thị Nại, ngay cạnh thành phố Quy Nhơn. Ngoài cổng chùa có rất nhiều cây phượng, cho hoa đỏ rực khi hè sang.
Xem thêm:
Từ phía trước Chánh điện chùa, đi về hướng Tây có một cây cầu nhỏ dẫn lên các mộ Tháp và lên hang Tổ nằm trên núi phía sau chùa. Dưới cầu là nguồn nước từ hang Tổ chảy về, mát lạnh và trong vắt. Rất nhiều du khách tới cầu để hứng nước rửa mặt, dòng nước ngọt lành róc rách chảy dưới khe bên cầu.
Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của hang Tổ khi du lịch Quy Nhơn tháng 10
Năm 2000, tượng ông Núi được tạo dựng, đặt tại hang Tổ. Tượng ngồi cao 84 cm, nhũ vàng, do nghệ nhân Lê Ân thực hiện.Hang Tổ nằm sát mép suối, đá tự nhiên che kín cả ba mặt như một ngôi nhà. Tương truyền rằng đây chính là hang đá ngày xưa ông Núi từng sinh sống, từng ngồi niệm kinh tụng Phật.
Hang Tổ hiện nay vẫn còn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ với những vách đá từ bên trong và cảnh quan xung quanh bên ngoài, thu hút nhiều khách du lịch Quy Nhơn tháng 10 từ Hà Nội. Bên trong hang có những vách đá tự nhiên, có khoảng không gian thông nhau. Ngồi nghỉ chân bên trong những hang đá ta như có cảm giác se lạnh ở da thịt bởi không khí mát lành. Nằm giữa hang là những tảng đá lớn xếp chồng nhau và dựng đứng, phía bên dưới là một khe nước từ trong lòng suối chảy ngang qua hang, với độ sâu hơn 5m
Bên ngoài hang, những khối đá lớn xếp chồng nhau như mái nhà. Phía ngoài hang Tổ còn có nhiều khối đá xếp chồng nhau cũng rất lạ. Có những tảng đá xếp chồng ba hoặc chồng hai hòn với nhau
Tượng phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á
Tượng phật Thích Ca tạo dáng ở tư thế ngồi lớn nhất Đông Nam Á có chiều cao 69m, đường kính chân tượng 52m, toạ lạc trên núi Bà ở độ cao 120m. Tượng phật ngồi này là điểm nhấn du lịch cho những du khách đến du lịch Bình Định vừa được khánh thành vào hồi tháng cuối năm 2017.
Chúc bạn có nhiều thông tin từ bài viết Chùa Ông Núi – điểm du lịch Quy Nhơn tháng 10 hấp dẫn.
Bình luận